Bất động sản Long An hưởng lợi từ hệ thống giao thông

Với khoảng 100km chiều dài giáp ranh TP HCM, những năm gần đây, Long An đã tập trung nhiều nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá kết nối quan trọng góp phần tạo vùng đệm cho trục kết nối Long An - TP HCM.

Theo đó, kết nối các tuyến theo trục dọc giữa hai khu vực này được đánh giá có sự cải thiện rõ nét. Tiêu biểu, nhiều quy hoạch quan trọng cho giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn tới năm 2030 đã được hoàn thành như hệ thống giao thông thủy, cảng thủy nội địa, các điểm đấu nối tuyến quốc lộ N1, N2...

Trong đó, mạng lưới đường bộ của tỉnh gồm các tuyến cao tốc và năm tuyến quốc lộ, quốc lộ 1A đã hoàn thành đầu tư mở rộng, quốc lộ N2 nối từ Củ Chi đi xuyên suốt vùng Đồng Tháp Mười chuẩn bị đưa vào khai thác. Bên cạnh đó, các tuyến quốc lộ 50 và quốc lộ 62 đã được nâng cấp.

Được ví như dấu gạch nối giữa TP HCM và Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh Long An hưởng lợi lớn từ hệ thống đường cao tốc cho kế hoạch phát triển toàn diện kinh tế - xã hội. Cụ thể, ngoài tuyến cao tốc TP HCM - Trung Lương đã hoạt động, tỉnh còn có tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành sẽ thông xe vào năm 2020. Tuyến đường này sẽ kết nối các huyện Bến Lức, Cần Giuộc của Long An với huyện Bình Chánh, Cần Giờ của TP HCM và huyện Nhơn Trạch, Long Thành của Đồng Nai. Đồng thời, dự án cũng tạo ra một trục phát triển mới gắn kết Long An với hệ thống cảng quốc tế Hiệp Phước, Cát Lái, Cái Mép - Thị Vải và sân bay quốc tế Long Thành...

Đường cao tốc TPHCM - Trung Lương là một điểm sáng trong phát triển cơ sở hạ tầng của Long An.

Đường cao tốc TP HCM - Trung Lương là một điểm sáng trong phát triển cơ sở hạ tầng của Long An. Ảnh: Nam Long

Ngoài ra, còn có ba công trình trọng điểm khác được triển khai trên địa bàn Long An như trục động lực TP HCM - Tiền Giang - Long An; đường 830 trục Đức Hòa - Bến Lức; đường vành đai thành phố Long An.

Nhiều chuyên gia đánh giá, hạ tầng cải thiện là cơ hội để Long An đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp - dịch vụ và các khu đô thị vệ tinh giúp TP HCM giãn dân về phía Tây và Tây Nam.

Khu đô thị Waterpoint của chủ đầu tư Nam Long vừa ra mắt, thu hút giới đầu tư.

Phối cảnh khu đô thị Waterpoint tại Long An vừa được chủ đầu tư Nam Long công bố ra thị trường.

Cơ hội cho thị trường bất động sản

Tại hội thảo "TP HCM - Long An: Kết nối phát triển" diễn ra vào tháng 7 vừa qua tại TP HCM, đại diện Sở Xây dựng Long An cho biết thời gian này đầu tư vào Long An đã khởi sắc, là thành quả của việc tiếp nhận nhiều dự án. Trong đó, thị trường bất động sản đang phát triển mạnh mẽ. Sắp tới, tỉnh sẽ chú trọng đầu tư các dự án lớn, kiểm soát các dự án nhỏ lẻ với chính sách chặt chẽ.

Theo ông Phạm Lâm, Giám đốc điều hành DKRA Việt Nam, các khu vực Long An cạnh TP HCM nên tập trung phát triển các dự án nhà ở, nhất là khi quỹ đất giáp ranh TP HCM đang hạn chế.

Theo nhiều chuyên gia, hiện nay xu hướng giãn dân TP HCM về phía Long An khá rõ rệt. Cùng với mạng lưới giao thông, hạ tầng cải thiện, Long An đón nhận làn sóng đầu tư từ các doanh nghiệp như Vingroup, Nam Long, Vạn Thịnh Phát, T&T Group, Thaco...

Công ty cổ phần Đầu tư Nam Long mới đây vừa công bố dự án Waterpoint quy mô lên đến 355 hécta nằm ngay mặt tiền tỉnh lộ ĐT 830 và bao quanh ba mặt còn lại bởi 6 km sông Vàm Cỏ Đông. Theo đại diện đơn vị phân phối, dự án có sự tham gia hợp tác của các nhà đầu tư, các nhà phát triển bất động sản quốc tế.

Waterpoint bao gồm các khu nhà ở thấp tầng (nhà phố, biệt thự) và cao tầng (căn hộ chung cư); khu phức hợp văn phòng; khu mua sắm, dịch vụ và giải trí; bệnh viện; khu giáo dục; khu phức hợp thể thao, công viên trung tâm lên đến 21 hecta kết hợp với hệ thống kênh đào, cảnh quan đẹp mắt.

Hoài An