Cao ốc đua nhau mọc, đường sá chật hẹp tắc nghẽn: Hà Nội trả lời dân ra sao?
Dự án đô thị nghìn tỷ Tiến Xuân của Sudico: Sau 10 năm vẫn hoành tráng trên... giấy
Mới đây, cử tri đã đề nghị UBND TP. Hà Nội chỉ đạo rà soát giải quyết, xử lý dứt điểm những dự án treo trên địa bàn xã Tiến Xuân hoặc tiếp tục cho triển khai thực hiện dự án, trong số này, có dự án khu đô thị Tiến Xuân của Sudico.
Rộng hơn 1.200 ha - Khu đô thị Tiến Xuân nằm trên địa bàn các xã Đông Xuân, Tiến Xuân (huyện Quốc Oai, Hà Nội) là một trong những dự án khu đô thị có diện tích lớn nhất ở khu vực phía Bắc.
Tuy nhiên, dù được khởi công cách đây cả chục năm (từ năm 2007) nhưng đến nay dự án vẫn trong tình trạng… hoành tráng ở trên giấy.
Cao ốc chen chúc, đường xá chật hẹp gây tắc nghẽn: Dân bức xúc, Hà Nội nói gì?
UBND TP. Hà Nội vừa trả lời kiến nghị của cử tri trước những vấn đề về giải pháp quy hoạch giao thông đô thị.
Theo phản ánh của cử tri, hiện nay có nhiều các dự án xây nhà cao tầng, mật độ dày mà không mở rộng đường khiến giao thông Thủ đô tắc nghẽn, môi trường xuống cấp.
Về vấn đề này, UBND TP cho biết, do còn khó khăn hạn chế về nguồn vốn đầu tư về hạ tầng kỹ thuật, giao thông công cộng, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng các công trình giao thông, hạ tầng nên tỷ trọng đất giao thông khu vực đô thị hiện có mới đạt 9,38% đất đô thị.
Nhiều khách mua bất động sản bị lợi dụng do đặt cọc vội vàng
Nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở, nhưng đã bị phân lô tách thửa trái pháp luật để bán đất, bán đất nền.
Trong đó, tại nhiều khu đất nông nghiệp, đất trồng cây cao su, đất không được quy hoạch là đất ở, nhưng đã bị phân lô tách thửa trái pháp luật để bán đất, bán đất nền. Điều này dẫn đến nhiều người bị lừa đảo, bị thiệt hại rất lớn, gây mất an ninh trật tự, làm phá vỡ quy hoạch phát triển đô thị của địa phương và làm trở ngại trong việc thu hút các nhà đầu tư dự án lớn do giá đất đã bị đẩy lên quá cao.
HoREA cáo buộc, thủ phạm của các đợt sốt ảo giá đất và tình trạng phân lô bán nền trái phép chủ yếu là giới đầu nậu, cò đất và một số ít doanh nghiệp bất động sản.
Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM nói gì về vụ 110 nhà liên kề xây sai phép?
Sáng 13/7, HĐND TPHCM khóa IX tiếp tục kỳ họp thứ 15 bằng phiên chất vấn tại hội trường. Hai cơ quan đăng đàn giải trình trước HĐND TP là ông Lê Hòa Bình - Giám đốc Sở Xây dựng và ông Trần Quang Lâm - Giám đốc Sở Giao thông Vận tải.
Tại phiên chất vấn này, đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung đề nghị Giám đốc Sở Xây dựng thông tin rõ hơn việc xử lý 110 căn nhà liên kế mà Công ty Hưng Lộc Phát bị cáo buộc xây dựng sai phép tại quận 7. Đại biểu Tuyết Nhung cũng đề nghị Sở Xây dựng chỉ rõ trách nhiệm ở đâu, của cơ quan nào?
TPHCM: Đề nghị xử lý hình sự các “dự án ma”
Thời gian qua, TPHCM xuất hiện rất nhiều dự án nhà đất không hề được chính quyền cấp phép nhưng vẫn mở bán rầm rộ, thậm chí là khoanh đất quy hoạch công viên, đất nông nghiệp của người khác rồi tự vẽ thành dự án.
Thế nhưng, vì hoạt động rao bán này rất rầm rộ và bài bản nên nhiều người dân lầm tin, mua và rơi vào cảnh tiền mất, đất không. Tình trạng này diễn biến phức tạp đến mức chính quyền địa phương nhiều quận huyện như quận 9, 12, Thủ Đức, Tân Phú... đã lên tiếng cảnh báo người dân.
Cụ thể như đầu tháng 7, UBND phường Trường Thạnh (quận 9) lên tiếng cảnh báo về việc phân lô, mua bán đất nền trên giấy tại khu đất mặt tiền đường Lò Lu trên địa bàn phường. Chủ khu đất trên xác nhận không thực hiện ủy quyền hay bất kỳ hình thức cam kết nào cho cá nhân khác phân lô, tách thửa. Thế nhưng, thông tin rao bán tràn lan lô đất này là “khu dân cư cao cấp”.
5 đô thị vệ tinh vẫn “bất động” sau cả thập kỷ: Lãnh đạo Hà Nội lý giải
Theo đồ án quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050, Hà Nội sẽ có 5 đô thị vệ tinh kết nối với trung tâm.
Cụ thể, 5 đô thị vệ tinh gồm Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên và Sóc Sơn. Điều đáng nói, sau cả chục năm đến nay, dù hệ thống giao thông hướng tâm và vành đai đã hình thành nhưng hầu hết phân khu đô thị vẫn trong tình trạng bất động.
Trong văn bản trả lời cử tri mới đây, lãnh đạo UBND TP. Hà Nội cho biết, các đô thị vệ tinh được định hướng phát triển hoàn chỉnh đồng bộ từ hạ tầng kỹ thuật đến hạ tầng xã hội một cách độc lập và hỗ trợ, giảm tải một số chức năng cho đô thị trung tâm như: Công nghiệp, công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, y tế, du lịch, đầu mối hạ tầng kỹ thuật diện rộng...
Nhiều doanh nghiệp ở Trung Quốc sang thuê văn phòng tại TPHCM
Đại diện Công ty CBRE Việt Nam vừa công bố những nghiên cứu về thị trường bất động sản tại TPHCM trong quý II/2019.
Theo đó, thị trường văn phòng tại thành phố đã không có nguồn cung mới nào trong quý 2 vì sự chậm trễ tiến độ của nhiều dự án. Trong 6 tháng đầu năm, tổng nguồn cung thị trường văn phòng tại TPHCM đạt hơn 1,2 triệu m2 từ 15 tòa nhà hạng A và 63 tòa nhà hạng B.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Quản lý cấp cao Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Tư vấn phát triển CBRE Việt Nam cho biết, chiến tranh thương mại Mỹ – Trung đã khiến nhiều công ty sản xuất, logistics nước ngoài tìm kiếm mặt bằng văn phòng để dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam.
Siêu dự án tỷ USD Bắc Sông Hồng: Giữ nguyên toàn bộ diện tích làng xóm cư dân hiện hữu
Đầu tuần này, lãnh đạo Bộ Xây dựng đã có cuộc làm việc với Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) và Tập đoàn BRG về thu hút đầu tư nước ngoài từ Nhật Bản vào Việt Nam.
Trong đó có đề cập tới dự án khu đô thị thông minh do Liên danh hai tập đoàn đang thực hiện tại Đông Anh, Hà Nội.
Đại diện phía BRG cho biết, cuối 2015, Liên danh Sumitomo và BRG được UBND TP Hà Nội giao làm chủ đầu tư lập quy hoạch chi tiết khu đô thị trục Nhật Tân – Nội Bài với nguồn chi phí do BRG Group tự chi trả.
Thành phố thông minh Bắc Sông Hồng trên địa phận huyện Đông Anh có diện tích nghiên cứu hơn 271 ha trên tổng diện tích 2080 ha đã lập quy hoạch.
Ôm mộng làm giàu từ bất động sản, cẩn thận “tiền mất tật mang”
Kinh doanh bất động sản theo hình “mua bán trên cọc” là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận nhanh nhất cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, hình thức này tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu người mua không hiểu bản chất của các sản phẩm, vội vàng xuống tiền mà không tìm hiểu kỹ về pháp lý các dự án.
Luật sư Nguyễn Văn Lộc, Chủ tịch LP Group cảnh báo, việc mua bán trên cọc có thể thực hiện không chỉ đối với bất động sản nhà ở mà còn với cả những căn hộ dự án. Giao dịch này thường xảy ra ngay thời điểm trước công chứng hoặc trong giai đoạn mở bán căn hộ, chuyển nhượng căn hộ chưa hình thành phần thô.
Hà Nội: Chấm dứt hoạt động 30 dự án ôm “đất vàng” rồi bỏ hoang
UBND TP. Hà Nội vừa có văn bản trả lời ý kiến cử tri xung quanh việc đôn đốc các chủ đầu tư dự án đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đồng thời có biện pháp kiên quyết thu hồi đối với các dự án chậm thực hiện.
Theo đó, UBND TP Hà Nội cho biết, ngay sau đoàn giám sát HĐND Thành phố thực hiện giám sát chuyên đề về việc triển khai các dự án có sử dụng đất trên địa bàn Thành phố, UBND TP Hà Nội đã ban hành các kế hoạch nhằm đôn đốc, rà soát tiến độ các dự án.
Trong tổng số danh mục 383 dự án có sử dụng đất chậm tiến độ trên địa bàn Thành phố, đến nay đã chấm dứt hoạt động 30 dự án, đang thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động của 5 dự án.
Liên tiếp các vụ rao bán dự án "ma", chính quyền ra cảnh báo
Chiều 7/7, UBND phường Trường Thạnh, quận 9, TPHCM cho biết, Ủy ban này vừa phát hiện một doanh nghiệp bất động sản tự vẽ ra dự án "ma" để bán.
Theo UBND phường Trường Thạnh, trong thời gian qua, phường này tiếp nhận nhiều thông tin về việc phân lô, mua bán đất nền trên giấy tại khu đất mặt tiền đường Lò Lu, tổ 1, khu phố Ích Thạnh trên địa bàn phường tại thửa đất số 559, 560 tờ bản đồ số 17 (nay được thành lập thửa đất mới là 1418).
Chủ khu đất trên xác nhận không thực hiện ủy quyền hay bất kỳ hình thức cam kết nào cho cá nhân khác phân lô, tách thửa. Thế nhưng, thông tin rao bán tràn lan lô đất này là “Khu dân cư cao cấp Long Phụng 1”.
Nguyễn Khánh (Tổng hợp)