Chuyên gia dự báo thị trường bất động sản tại Hải Phòng, Nam Định, có nhiều tiềm năng đầu tư
Nhà ở xã hội được nhiều người quan tâm
Tại buổi tọa đàm, làm rõ cơ hội cũng như những khó khăn và cơ hội cho thị trường bất động sản năm 2025 khi ba bộ Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật kinh doanh bất động sản 2023 đã "thẩm thấu" vào cuộc sống hơn 6 tháng qua, các chuyên gia, nhà quản lý đã đưa ra nhiều đoán về tiềm năng phát triển bất động sản.
Đối với ý kiến về hành lang pháp lý mới đã có hiệu lực trong thời gian (dù chưa dài) thì phân khúc nào? Loại hình bất động sản nào sẽ là cơ hội cho nhà đầu tư?, ông Vương Duy Dũng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng: "Đây là câu hỏi khó bởi câu chuyện là lúc nào mua, đối tượng nào, lúc đó mới phù hợp".
Ông Dũng đặt mình ở góc độ Bộ Xây dựng: "Tôi đặc biệt quan tâm nhà ở xã hội, nhà ở dành cho người thu nhập thấp. Đây là nhà ở có nhu cầu thực, là thiết yếu như cơm ăn, nước uống, cộng với học hành, đi lại… chúng ta luôn cần quan tâm".
"Đặc biệt là người thu nhập thấp ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM với giá bất động sản thì tiếp cận nhà ở cho người dân đặc biệt khó khăn. Đương nhiên loại hình bất động sản khác cũng có nhiều cơ hội", ông Dũng cho hay.
Cũng bình luận về vấn đề này, ông Lê Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho biết trên mặt pháp luật, nhà đầu tư cần gì thì chúng tôi sẽ ưu đãi về cái đó.
Ông Bình lấy ví dụ như đất đai, ưu đãi sẽ tập trung về miễn giảm tiền sử dụng đất, đối với các dự án thuộc ngành nghề, địa bàn.
Rõ ràng bất động sản khu công nghiệp ở các tỉnh thành thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư, đương nhiên là hấp dẫn. Thứ hai là phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp cũng được luật quy định rất rõ là được ưu đãi đầu tư, miễn giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất.
"Như vậy, nếu tôi là nhà đầu tư, theo khía cạnh pháp luật thì tôi sẽ nhắm đến phân khúc mà nhà nước định hướng, và pháp luật đang có nhiều ưu đãi thì tôi nghĩ rằng đó là phân khúc nên đầu tư", ông Bình nói.
Nhà đầu tư nên quan tâm tới thị trường BĐS ở TP.Hải Phòng, Nam Định....
Ở góc nhìn khác, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho rằng: "Nhà ở là một trong những nhu cầu lớn của người dân, hiện ở vùng lõi đô thị nhà ở có giá quá cao".
"Tôi khuyên người dân tìm các khu đô thị mới có các hạ tầng kết nối, đường giao thông tốt để lựa chọn", ông Đính đưa ra lời khuyên.
Theo ông Đính, ở TP. HCM, Hà Nội đều đang đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông kết nối. Ngoài ra, còn có các tỉnh, Hải Phòng, Nam Định đều có thể hình thành các khu đô thị và có nhiều tiềm năng đầu tư khi hạ tầng giao thông kết nối tại các địa phương này đang được đầu tư mạnh mẽ.
Tại tỉnh Hà Nam, Sungroup đầu tư khu đô thị với hạ tầng kết nối rất tốt. Dự án Sun Urban City Hà Nam do chủ đầu tư Sun Group đầu tư có tiến độ rất nhanh, hạ tầng giao thông, trường học, dịch vụ thương mại đầy đủ, gần trung tâm hành chính, gần các tuyến đường cao tốc, quốc lộ mà giá lại rất hợp lý.
Tại sao chúng ta không lựa chọn? Về phân khúc văn phòng, hiện nay, trong bối cảnh dịch chuyển thu phú FDI lớn, các văn phòng hạng A ở Hà Nội và TP.HCM còn rất hiếm, chúng ta nên quan tâm, phân khúc này, sẽ có nhiều cơ hội.
Tiếp theo là thị trường bất động sản du lịch, chúng ta đang lấy du lịch làm nền kinh tế mũi nhọn, thì lúc nào đầu tư vào sản phẩm bất động sản du lịch sẽ là cơ hội.
Hiện nay, một số doanh nghiệp lớn đang đầu tư mạnh mẽ vào thị trường này với các khu nghỉ dưỡng của Sun Group, Tập đoàn Flamingo... Tôi cho rằng, tương lai không xa, một vài năm tới kinh tế du lịch khởi sắc sẽ tạo ra cơ hội cho bất động du lịch.