Cư dân Bảo Lộc Golden City hưởng lợi từ vị trí kết nối

Nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Văn Cừ (Quốc lộ 55 nối dài) và Nguyễn Thái Bình, hướng kết nối trực tiếp cao tốc Dầu Giây - Liên Khương, dự án Bảo Lộc Golden City sở hữu vị trí đắc địa tại trung tâm thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Nhờ vị trí này, cư dân có thể thừa hưởng các lợi thế về kết nối giao thương cũng như tiềm năng phát triển kinh tế của khu vực.

Vị trí giao thương chiến lược

Lâm Đồng nằm trên ba cao nguyên và là khu vực đầu nguồn của bảy hệ thống sông lớn, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ - khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường tiêu thụ lớn của cả nước. Từ lâu, tỉnh miền núi này đã có mối quan hệ chặt chẽ về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái với các tỉnh trong vùng.

Hệ thống Quốc lộ 20, 27, 28, 55 nối liền Lâm Đồng với các tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận, Ninh Thuận, Đồng Nai, TP HCM và các cảng biển ở miền Trung, miền Nam tạo thuận lợi trong giao lưu giữa Lâm Đồng với các tỉnh trong nước và quốc tế.

Lâm Đồng có hai thành phố, nếu Đà Lạt là điểm du lịch nổi tiếng của cả nước thì Bảo Lộc là thủ phủ của trà và tơ lụa, có tiềm năng trở thành đô thị hạt nhân phía Nam của tỉnh.

Thành phố Bảo Lộc nằm trên hai trục Quốc lộ 20 và Quốc lộ 55. Vị trí này giúp phố núi thuận lợi kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như trung tâm TP HCM, thành phố Đà Lạt và Phan Thiết thông qua tuyến Quốc lộ 20, 55 và sắp tới là tuyến cao tốc xuyên Việt, trục Dầu Giây - Liên Khương. Khi tuyến cao tốc mới hình thành, thời gian di chuyển từ Bảo Lộc đến TP HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ sẽ càng rút ngắn hơn nữa. 

polyad

Trung tâm thành phố Bảo Lộc nhìn từ trên cao.

Tiềm năng tăng trưởng kinh tế

Với việc xác định Đà Lạt sẽ trở thành đô thị trực thuộc trung ương, Bảo Lộc sẽ thay thế Đà Lạt trở thành đô thị trọng điểm của tỉnh Lâm Đồng. Thành phố đã đầu tư nâng cấp, mở rộng và hoàn thiện lề đường các tuyến đường Hà Giang, Nguyễn Văn Cừ và một số tuyến đường thuộc khu vực Chợ Mới. 

Bảo Lộc cũng tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư doanh nghiệp vào du lịch, dịch vụ, công nghiệp... Bên cạnh lợi thế thương hiệu trà, tơ lụa và công nghiệp chế biến từ nông sản địa phương, thành phố cũng tập trung phát triển các dự án trọng điểm nâng cao giá trị cạnh tranh địa phương.

Tỉnh đang kêu gọi đầu tư vào nhiều dự án tại Bảo Lộc như dự án sân golf và nghỉ dưỡng Lộc Phát - Lộc Thắng; dự án cải tạo, nâng cấp và đưa vào hoạt động phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa đối với Sân bay Lộc Phát; dự án khách sạn 5 sao tại khu vực chợ Bảo Lộc cũ... Các dự án này hình thành sẽ tạo động lực lớn phát triển kinh tế - xã hội cho thành phố, đặc biệt thu hút nguồn đầu tư đa lĩnh vực kinh tế.

Nhờ điều kiện khí hậu trong lành mát mẽ, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, Bảo Lộc cũng có lợi thế phát triển du lịch nghỉ dưỡng, thu hút du khách. Nằm trên trục kết nối TP HCM và Đà Lạt, thành phố có khả năng tiếp cận với lượng lớn hàng hóa và con người, tăng khả năng lưu trú.

polyad

Bảo Lộc sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên trong phát triển du lịch.

"Bất động sản đáp ứng nhu cầu phục vụ thương mại và du lịch sẽ là hướng đi của nhiều nhà đầu tư khi tìm đến thị trường này", đại diện chủ đầu tư Bảo Lộc Golden City nhấn mạnh.

Lộc An