Lợi thế của cư dân sống trong khu trung tâm hành chính
Thị trường luôn đón nhận một cách tích cực các thông tin về những khu vực chuẩn bị hoặc được quy hoạch thành trung tâm hành chính mới. Các chuyên gia địa ốc cho rằng, điều này có được là nhờ khu trung tâm hành chính sở hữu nhiều yếu tố giúp gia tăng chất lượng sống cho cư dân tại khu vực đó, bên cạnh những tiện ích nội khu dự án.
Tiện nghi, an ninh
Trung tâm hành chính là khu vực tập trung toàn bộ hoặc phần lớn cơ quan quản lý hành chính như UBND, HĐND, các sở ngành và các đơn vị sự nghiệp. Với những vùng đất mới, trung tâm hành chính đóng vai trò như hạt nhân của khu vực, trở thành tâm điểm hình thành dân cư.
Các tiện ích đi kèm như trường học, bệnh viện, thương mại, giải trí, công viên... theo đó cũng mọc lên, giúp nâng cao chất lượng sống cho cư dân. Do tập trung toàn bộ hoặc phần lớn các cơ quan quản lý đầu não, nên khu vực trung tâm hành chính có an ninh nghiêm ngặt hơn. Ngoài ra, đóng vai trò như "bộ mặt" của mỗi địa phương, khu trung tâm hành chính thường được ưu tiên phát triển cảnh quan đô thị.
"Sống trong khu trung tâm hành chính, cư dân sẽ hưởng lợi nhờ các tiện ích tập trung", đại diện một đơn vị phát triển bất động sản chia sẻ.
Chẳng hạn, tổ hợp gần 2.000 căn hộ Westgate tại khu vực Tân Túc (thị trấn Tân Túc, Bình Chánh, TP HCM). Đây là một trong những trung tâm hành chính Tây Sài Gòn - nơi đặt trụ sở UBND, công an huyện Bình Chánh. Xây dựng từ năm 2013, đến nay khu vực này đang là tâm điểm văn hóa, giao thương sầm uất của khu Tây khi có hạ tầng giao thông hoàn thiện, tích hợp đầy đủ hệ thống tiện ích công, kéo theo đó là hàng loạt dịch vụ thương mại đi kèm.
Phối cảnh dự án Westgate tại khu trung tâm tài chính Bình Chánh. |
Với vị trí này, cư dân tại Westgate chỉ mất vài phút để tiếp cận bệnh viện huyện, trung tâm văn hóa - thể dục thể thao, bưu điện, nhà thiếu nhi... Đặc biệt, nơi đây còn có công viên cây xanh quy mô đến 2 ha và liền kề cụm y tế Tân Kiên quy mô 74 ha (bao gồm Bệnh viện Nhi đồng 3, Bệnh viện Truyền máu Huyết học, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch); cụm đại học như Đại học Kinh tế TP HCM, Đại học Văn Hiến, trường Trung cấp Xây dựng... Chất lượng và môi trường sống của cư dân trong khu vực từ đó cũng nâng cao.
Giao thông kết nối
Mục đích cuối cùng của các cơ quan hành chính công vẫn là để phục vụ người dân. Nên địa điểm đặt trung tâm hành chính thường được nghiên cứu để nằm giữa tâm điểm kết nối giao thông với các khu vực còn lại cũng như giao thông liên vùng. Các hạ tầng giao thông cũng chú trọng đầu tư, thậm chí đầu tư trước khi hình thành nên các khu trung tâm hành chính, giúp việc kết nối được thông suốt, hỗ trợ người dân thực hiện các thủ tục công hoặc liên hệ công việc.
Lấy ví dụ từ khu đô thị mới Thủ Thiêm, ngay từ khi có chủ trương quy hoạch thành một trung tâm mới, hiện đại và mở rộng của TP HCM, hạ tầng giao thông khu vực đã có những thay đổi ngoạn mục. Từ một bán đảo gần như tách biệt với trung tâm thành phố, nơi đây đã có những công trình giao thông giao thông kết nối hiện đại, quy mô hàng đầu cả nước như hầm Thủ Thiêm, cầu Thủ Thiêm 1, đại lộ Mai Chí Thọ, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây...
Với hệ thống giao thông hiện đại, quy hoạch bài bản, cư dân khu trung tâm hành chính có thể thuận lợi trong di chuyển cũng như kết nối giao thương hàng hóa đến các khu vực khác. Nhờ đó, kinh tế các khu vực này cũng sôi động hơn các khu vực vùng ven.
Tiềm năng tăng giá nhà đất
Sở hữu những lợi thế liên quan đến chất lượng sống và khả năng kết nối giao thương, khu vực trung tâm hành chính có tiềm năng phát triển bất động sản để ở và bất động sản thương mại, dịch vụ, văn phòng. Đây cũng thường là khu vực có giá bán nhà đất thuộc loại cao nhất và cũng tăng nhanh nhất trong khu vực.
Khảo sát của các đơn vị nghiên cứu thị trường cho thấy, giá đất mặt tiền của phố Nguyễn Huệ (trước mặt UBND TP HCM) luôn dẫn đầu thị trường, đạt trên một tỷ đồng mỗi m2.
"Các dự án tại trung tâm hành chính thường có tính thanh khoản cao, khả năng sinh lời tốt hơn nên cho thuê hay chuyển nhượng cũng sẽ thuận lợi", một nhà đầu tư cá nhân cho biết.
Lộc An