Người nước ngoài thâu tóm đất: Ẩn họa từ M&A

Cách đây hơn 10 năm, thỉnh thoảng báo chí Việt Nam lại đưa một vài thông tin doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A) “bom tấn” ở Âu - Mỹ.

Thời điểm đó, đa số người Việt Nam vẫn chưa có ý nghĩ gì “khác” về các thương vụ này; khi đó mối lo “người Trung Quốc sở hữu đất đai tại nước ta” cũng không lớn như bây giờ. Không biết vì truyền thông e ngại hay tình hình chưa thật sự nghiêm trọng!

Nhưng cũng nhờ các thương vụ M&A, Trung Quốc bây giờ có tài sản khắp toàn cầu, đó là cổ phần lớn trong các doanh nghiệp chiến lược, cổ phần chiến lược trong các doanh nghiệp lớn.

Người nước ngoài thâu tóm đất: Ẩn họa từ MA - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Trung Quốc hiện sở hữu rất nhiều tài sản ở nước ngoài

Năm 2018, Trung Quốc đổ 25 tỷ USD vào Mỹ. Năm 2019, các tổ chức Trung Quốc đầu tư gần 13 tỷ USD vào các nước EU, chủ yếu là trong những hợp đồng sáp nhập. Đỉnh điểm như năm 2016, tổng số tiền mà doanh nghiệp Trung Quốc bỏ ra để M&A là 225 tỷ USD - nhiều hơn GDP nước ta.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian 2008 - 2010, thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng Trung Quốc dường như đã chuẩn bị một lượng tiền rất lớn và đúng lúc để trở thành “nhà đầu tư thiên thần”, có mặt rất mau lẹ tại những nơi khát vốn!

Năm 2017, một công ty của Trung Quốc đã mua lại hãng công nghệ Anh, Imagination - một đối tác của Apple, lúc đó chính phủ Anh tỏ ra lơ là. Tháng 4 năm nay, họ đòi chỉ định 4 ghế trong hội đồng quản trị!

Có rất nhiều vụ M&A đình đám của Trung Quốc tại Âu châu, nhưng vì sao báo chí phương Tây rầm rộ nhắc đến Imagination? Có rất nhiều lý do, nhưng cơ bản, ở đây người Trung Quốc đã biết cách biến “đối tượng” thành “đối tác”, từ “đối tác” thành “phụ thuộc”...

Sau đợt dịch Covid-19 trong khi nhiều quốc gia chật vật tìm nguồn vốn kích cầu kinh tế thì Trung Quốc một lần nữa đẩy mạnh M&A.

Ở Việt Nam thì sao? Chúng ta không có nhiều những công ty công nghệ lớn, đủ để người Trung Quốc dòm ngó nhằm phục vụ cho chương trình “Made in China 2025”. Nhưng Việt Nam có một thứ vô cùng giá trị, đó là đất đai ở những vị trí đắc địa mang tầm chiến lược.

Người nước ngoài thâu tóm đất: Ẩn họa từ MA - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Người Trung Quốc đã mua hàng trăm ngàn hécta đất ở Việt Nam, không ít trong số đó có vị trí quan trọng (Hình minh họa)

Ví dụ, bằng cách nào đó, dự án Đại Phước Lotus (nhà ở và khu dân cư) rộng hàng trăm héc ta tọa lạc ngay trung tâm Đông Nam Bộ, sau 10 năm do VinaCapital quản lý lại rơi vào tay China Fortune Land Development -Tập đoàn xây dựng và kinh doanh bất động sản của Trung Quốc!

Vấn đề ở chỗ, khi Đại Phước Lotus nhượng lại cổ phần thì những ông chủ Việt Nam lãi tổng cộng đến 65,3 triệu USD, tương đương 1.479 tỷ đồng! Với khoản lãi này, chỉ có doanh nghiệp có tầm trong nước mới mơ đến.

Sự chuyển đổi cơ cấu doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh là điều bình thường. Song, M&A của doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam hẳn chứa rất nhiều điều chưa được khám phá hết.

Bản thân M - mua (Merger) và A - sáp nhập (Acquisition) là hoàn toàn khác nhau, tuy chúng tồn tại trong một tổng thể phạm trù, nghe chừng không có gì lạ lẫm!

Khi đã bị mua thì công ty không hề còn tồn tại, tức là bị thâu tóm và định đoạt hoàn toàn bởi bên bán; sáp nhập là sự hợp nhất hai hoặc nhiều thực thể thành 1 thực thể hoặc ít hơn số tổng, có quy mô lớn hơn.

Bản thân trong “Acquisition” cũng có nhiều biến thể rất phong phú như: sáp nhập ngang, sáp nhập mở rộng thị trường, sáp nhập mở rộng sản phẩm, sáp nhập kiểu tập đoàn, sáp nhập mua, sáp nhập hợp nhất...

Như vậy, không phải cứ xuất hiện M&A là có ngay thâu tóm hoặc sở hữu; cũng vì vậy mà xuất hiện trường hợp ngược lại, đôi khi sự sở hữu, thâu tóm đã ấn định sẵn trong hợp đồng M&A.

Có thể nói con đường M&A là phương pháp tinh vi, kín đáo nhưng vô cùng hữu hiệu để kiểm soát những thứ khác như đất đai, tài sản của đối phương. Do vậy, bảo vệ “chủ quyền, đất đai” trước người Trung Quốc là bài toán rất nhức đầu.

Không chỉ có Việt Nam gặp phải, mà cả Anh, Úc, New Zealand, Mỹ, Canada...đều mắc phải. Những quốc gia này đả tìm cách cấm M&A với Trung Quốc. Điều đó đã trực tiếp nói lên tính nghiêm trọng của vấn đề.

Hiện nay, để phê duyệt một dự án đầu tư tại địa phương - về lý thuyết có thể nói là “vô cùng chặt chẽ”. Phải có ý kiến của tất cả các sở, ngành. Nhưng, hiện tượng xảy ra tại Tenma Việt Nam thực sự để lại nỗi lo!

Theo Trương Khắc Trà

Diễn đàn Doanh nghiệp