"Nóng" đề xuất tăng 30% giá đất Hà Nội: Mức giá hơn 200 triệu đồng/m2 gây tranh cãi

"Bất động sản đối mặt với khủng hoảng khác 

Mới đây, tại Hội nghị Bất động sản 2019 của Forbes Vietnam, CEO một doanh nghiệp bất động sản đã đưa ra nhận định, thị trường bất động sản Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, hầu hết chủ đầu tư đều đang có tâm trạng lo lắng, thận trọng.

Nói rõ hơn về việc sử dụng từ "khủng hoảng" để mô tả về thị trường, vị này cho biết thị trường đang gặp khủng hoảng về quản trị thể chế pháp lý. Theo đó, bất động sản giai đoạn chững lại vì nút thắt pháp lý.

Trao đổi với Dân trí, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, năm 2019 bất động sản không lo ngại vấn đề “bong bóng” hay thừa cung. Ngược lại, vị chuyên gia lo ngại việc thị trường chững lại, số lượng dự án ít đi, thiếu cung có thể gây tăng giá trong 1-2 năm tới.

Nóng đề xuất tăng 30% giá đất Hà Nội: Mức giá hơn 200 triệu đồng/m2 gây tranh cãi - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hình minh hoạ.

"Ngược đời" đất gần 1 tỷ đồng/m2 nhưng báo giá cao nhất chỉ 200 triệu đồng (?!)

Hà Nội đang xin ý kiến đóng góp vào Tờ trình ban hành giá các loại đất trên địa bàn thành phố, áp dụng từ ngày 1/1/2020 đến 31/12/2024, thành phố này đề xuất tăng bình quân 30% giá các loại đất.

Trao đổi với PV Dân trí, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, mức tăng 30% vẫn là thấp và vẫn còn khoảng cách rất xa so với giá thị trường hiện nay.

"Giá đất hiện nay tại khu vực phố Hàng Bông, Hàng Bạc theo chính khảo sát của Hà Nội là 800 - 900 triệu đồng/m2, vậy tại sao trong dự thảo chỉ đưa ra giá cao nhất là hơn 200 triệu đồng/m2? Nếu áp dụng bảng giá như thế này sẽ làm thất thu thuế Nhà nước" - ông Võ phân tích.

Nóng đề xuất tăng 30% giá đất Hà Nội: Mức giá hơn 200 triệu đồng/m2 gây tranh cãi - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Hình minh hoạ.

Ai hưởng lợi từ đề xuất tăng 30% giá đất ở Hà Nội 

Trao đổi với Dân trí, ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam nhận định, việc điều chỉnh giá đất theo hướng tiệm cận hơn với thị trường là cần thiết.

Phân tích thêm về tác động của khung giá đất mới dự kiến, ông Quang cho rằng: Bất cứ một chính sách nào khi ra đời cũng có hai mặt. Lợi với nhóm người này nhưng có thể bất lợi với nhóm người khác.

“Những người có đất trong diện thu hồi sẽ có lợi hơn. Việc thu hồi đàm phán cho dự án phát triển kinh tế xã hội cũng sẽ thuận lợi hơn, giảm thiểu tranh chấp do mức giá đền bù quá thấp.

Ngoài ra, Nhà nước thu được thuế phí nhiều hơn. Nhưng những người chưa có đất, chưa sở hữu bất động sản thì sẽ bất lợi hơn”, ông Quang nói.

Thị trường bất động sản Nam Đà Nẵng: Khủng hoảng niềm tin

Trò chuyện với Giám đốc một công ty bất động sản đang phân phối một dự án tại Điện Bàn, Quảng Nam khi dự án được tổ chức mở bán vào trung tuần tháng 10/2019, vị này cho biết hiện nay thị trường đang quá khó, nhà đầu tư đang mất niềm tin nên việc tìm khách tham gia các sự kiện, lấp đầy không gian, tạo không khí sôi động trong lễ mở bán, giới thiệu dự án cũng khó chứ đừng nói thuyết phục họ xuống tiền.

“Cứ nhìn toàn cảnh buổi mở bán thì biết, khách thì ít, bàn thì nhiều, khoảng trống đầy, cũng may bên tôi mời được khách chứ không thì không biết sẽ như thế nào” - vị GĐ này chia sẻ.

Vào thời điểm quý IV/2019, thị trường đất nền tại khu vực Nam Đà Nẵng, liền kề là khu vực Điện Nam – Điện Ngọc chứng kiến sự “rớt” giá thảm hại từ 20-30%, tương đương khoảng 300 - 400 triệu đồng/lô cho diện tích khoảng 100m2.

Nhà đất khu trung tâm 1 tỷ đồng/m2: Có tiền vẫn không dễ mua

Đánh giá về phân khúc bất động sản cao cấp, đặc biệt tại các khu vực trung tâm, ông Dương Đức Hiển, Giám đốc bộ phận Kinh doanh nhà ở Savills Hà Nội cho rằng, với bất kỳ thị trường nào, những dự án ở khu trung tâm tài chính thường là những dự án bất động sản cao cấp và đắt nhất.

Trên thực tế, Việt Nam cũng không phải ngoại lệ: tại Hà Nội là quận Hoàn Kiếm và tại TPHCM là quận 1, đều được coi là vị trí trung tâm đắc địa.

"Với quỹ đất hữu hạn và quy định nghiêm ngặt về quy hoạch, hạn chế xây dựng nhà cao tầng, nguồn cung bất động sản cao cấp tại khu vực trung tâm rất hạn chế. Trong trường hợp có quỹ đất thì chi phí đất quá cao, có những vị trí có giá lên tới 1 tỷ đồng/m2", ông Hiển cho hay.

“Đại gia” rót tiền kiếm lời khủng từ đất vùng ven

Do không còn sức hấp dẫn ở 2 thị trường bất động sản lớn của Việt Nam nên các nhà đầu tư thứ cấp, đầu cơ và thậm chí là cả các nhà đầu tư phát triển bất động sản đã dịch chuyển hoạt động đến những thị trường mới tại các tỉnh lẻ trên cả nước có sức hấp dẫn hơn do giá cả và các ưu đãi đầu tư và đặc biệt là có sự đầu tư của chính nhà nước vào hệ thống hạ tầng giao thông đô thị.

Một trong những thị trường đáng chú ý trong nhóm mới nổi này phải đến là Thái Nguyên - trung tâm chính trị, kinh tế, giáo dục của khu trung du miền núi phía Bắc.

Một nhà đầu tư cá nhân cho biết, vài năm trở lại đây, Thái Nguyên được biết đến là “điểm nóng” của thị trường đất nền phía Bắc, đặc biệt từ khi Samsung đầu tư mạnh vào khu vực này. Điều này kéo theo nhu cầu về nhà ở tăng lên nhanh chóng.

Nóng đề xuất tăng 30% giá đất Hà Nội: Mức giá hơn 200 triệu đồng/m2 gây tranh cãi - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Một dự án bất động sản lớn ở Thái Nguyên đang trong giai đoạn GPMB.

Nhiều dự án ách tắc, “đứng hình”, chuyên gia lo ngại bất động sản tăng giá

Số dự án ít lại, tức cung giảm trong khi cầu vẫn có, chuyên gia Đặng Hùng Võ lo ngại khả năng giá bất động sản tăng trong 1-2 năm tới.

Điều đáng nói theo ông Võ, “khuyết tật” này không phải do thị trường mà do các nhà quản lý. Ông Võ hy vọng sắp tới có biện pháp để gỡ nút thắt cho thị trường được thông thoáng.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, khó khăn lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay là nhiều dự án nhà ở bị “ách tắc, đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai, dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung dự án, thiếu sản phẩm, nhất là loại căn hộ nhà ở thương mại có giá bán vừa túi tiền và nhà ở xã hội.

"Khóc ròng" vì mua đất 17 năm không được nhận

Ông Võ Thành Khả - Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, TPHCM - xác nhận có việc hàng chục khách hàng mua đất của Công ty CP Đầu tư và Xây dựng giao thông Hồng Lĩnh (Công ty Hồng Lĩnh) nhưng suốt nhiều năm qua khách hàng lại không được xây nhà.

Mới đây nhất, ngày 6/11, hàng chục "khổ chủ" của Công ty Hồng Lĩnh lại tiếp tục đến trụ sở của UBND huyện Nhà Bè để có cuộc gặp giữa lãnh đạo huyện và phía Công ty Hồng Lĩnh. Các khách hàng kỳ vọng sẽ được giải quyết vụ việc mua đất nhưng vẫn chưa được xây dựng.

Nguyễn Khánh (Tổng hợp)

Nóng đề xuất tăng 30% giá đất Hà Nội: Mức giá hơn 200 triệu đồng/m2 gây tranh cãi - 4

Nhấn để phóng to ảnh