Nóng vụ "núp bóng" người Việt mua bất động sản vị trí… nguy hiểm

Nóng vụ "núp bóng" người Việt mua bất động sản vị trí… nguy hiểm

Đặt câu hỏi tới Chính phủ, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho biết, cử tri tại nhiều địa phương (Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang, Tây Nguyên, TPHCM…) có hiện tượng người nước ngoài thuê người Việt Nam mua đất đai hay bất động sản mà quy định luật pháp Việt Nam không cho phép.

Trả lời về vấn đề này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh thừa nhận, thời gian qua các cơ quan chức năng phát hiện người nước ngoài thuê người Việt Nam đầu tư dự án bất động sản dưới nhiều hình thức “núp bóng” đầu tư.

“Thời gian qua, đã phát hiện hàng trăm doanh nghiệp do người Việt đứng tên hộ người nước ngoài đầu tư, kinh doanh các lĩnh vực bất động sản, du lịch… tại những vị trí có nguy cơ ảnh hưởng quốc phòng, an ninh ở Đà Nẵng, Hải Phòng, Bình Dương, Lâm Đồng, Trà Vinh…”, Phó Thủ tướng cho biết.

Nóng vụ núp bóng người Việt mua bất động sản vị trí… nguy hiểm - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Phát hiện hàng trăm doanh nghiệp "núp bóng" người Việt mua bất động sản.

Bao giờ Hà Nội di dời 90 cơ sở không hợp quy hoạch ra khỏi nội đô?

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã thiết lập hồ sơ danh mục 113 cơ sở công nghiệp đề xuất di dời do không phù hợp với quy hoạch xây dựng.

Sau khi xem xét, Tổ công tác liên ngành đã rà soát phân loại, loại bỏ 32 cơ sở và bổ sung 9 cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng đất do không phù hợp với quy hoạch.

Như vậy đến nay, danh mục cơ sở sản xuất công nghiệp được đề xuất di dời do không phù hợp quy hoạch gồm 90 cơ sở, trình UBND TP. Hà Nội xem xét để trình HĐND thành phố thống nhất thông qua.

Tại hội nghị phản biện xã hội vào dự thảo Nghị quyết của HĐND thành phố “Về phê duyệt danh mục di dời các cơ sở công nghiệp gây ô nhiễm môi trường hoặc không phù hợp quy hoạch ra khỏi khu vực 12 quận nội thành” diễn ra mới đây, các ý kiến đều cho rằng đây là vấn đề nóng, cần thiết, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội nói chung và của TP.Hà Nội nói riêng.

Cấm để xe dưới hầm chung cư, chuyên gia nói gì?

Trước đề xuất khi xây dựng các khu chung cư trong tương lai, nên xây bãi đỗ xe riêng, không để xe dưới tầng hầm, PGS. TS Trần Chủng - Nguyên Cục trưởng Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho rằng, các ý kiến đều cần lắng nghe nhưng cũng phải đặt vào thực tế cụ thể để thực hiện.

“Nguyên lý về an toàn cháy nổ chủ trương của mình lấy phòng là chính chứ không phải lấy chữa cháy cho nên kể cả thiết kế trong hầm hay ở bên ngoài đều phải đưa ra tất cả các biện pháp phòng ngừa. Đương nhiên loại bỏ hết những nguy cơ như việc không để xe dưới hầm chung cư thì đó là bài toán quá dễ để đảm bảo an toàn phòng cháy nhưng sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác đặc biệt là vấn đề phát triển đô thị, đất đai” – ông Chủng nói.

Cũng theo ông Chủng, nhìn chung ở nhiều quốc gia hiện nay kể cả châu Âu, tại các nhà cao tầng gara vẫn là khai thác không gian ngầm khá hiệu quả từ trung tâm thương mại, giao thông tĩnh…

Nóng vụ núp bóng người Việt mua bất động sản vị trí… nguy hiểm - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Hầu hết các chung cư hiện nay đều thiết kế xây dựng các tầng hầm là nơi để xe.

Qua 5 năm, gần 800 người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Hiến pháp năm 2013 và Luật Đất đai năm 2013 tạo nền tảng pháp lý quan trọng cho quyền có nhà ở được ghi nhận trong Luật Nhà ở năm 2014 và người nước ngoài được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

Báo cáo giám sát của Ủy ban đối ngoại của Quốc hội về tình hình người nước ngoài ở Việt Nam cho thấy: Từ khi Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực đến nay, theo báo cáo của Bộ Xây dựng, có gần 800 tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam tập trung tại các địa phương: TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp, Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Thuận, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Long. 

Giàu siêu tốc nhờ địa ốc: Đâu phải ai mua cũng lãi

Nhiều người nói rằng kinh doanh bất động sản là con đường làm giàu của nhiều “đại gia”. Không sai, thực tế đã có rất nhiều người giàu “siêu tốc” nhờ địa ốc nhưng cũng không ít người điêu đứng.

Theo chuyên gia Đinh Thế Hiển, với giá đất tăng mạnh trong 3 năm qua 2016 - 2018 ở mọi phân khúc và lan ra khắp nơi, đã khiến không ít nhà đầu tư “nhảy” vào bất động sản trong tâm thế, suy nghĩ “mua đất không bao giờ lỗ, rồi thì nó cũng lên giá”.

Quan sát trong 2 thập niên gần đây, ông Hiển cho biết, đúng là nhờ đầu tư vào bất động sản đã giúp nhiều người trở thành “đại gia”. Tuy nhiên, cũng có nhiều người vì “ôm” đất mà phá sản.

“Cục máu đông nợ xấu ngân hàng đến nay vẫn chưa xử lý ổn là một minh chứng cho thời kỳ xôm tụ nhất của bất động sản giai đoạn năm 2006 – 2010”, ông Hiển nói.

Nóng vụ núp bóng người Việt mua bất động sản vị trí… nguy hiểm - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Hình minh hoạ.

Đại gia bất động sản đứng “top” đầu nợ thuế khủng

Cục thuế TP. Hà Nội vừa công khai danh sách 441 doanh nghiệp nợ thuế, phí, tiền thuê đất, tiền phạt và tiền chậm nộp tính đến thời điểm 30/9/2019.

Trong đó, danh sách công khai lần đầu bao gồm 363 đơn vị nợ thuế, phí, tiền thuê đất, tiền phạt và tiền chậm nộp.

Đứng đầu danh sách hàng trăm doanh nghiệp nợ thuế lần đầu này là Công ty CP bất động sản Thăng Long. Số nợ doanh nghiệp bất động sản này tới hơn 2,7 tỷ đồng.

Nguyễn Khánh

Nóng vụ núp bóng người Việt mua bất động sản vị trí… nguy hiểm - 4

Nhấn để phóng to ảnh