Rủi ro buôn đất: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ về với gánh nợ to dần

Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ sụt hố gánh nợ

Năm 2018, tại TP. Đà Nẵng liên tục xuất hiện các thông tin giả mạo về các quy hoạch đô thị, thậm chí cả văn bản phê duyệt dự án, thành lập quận mới,... của UBND TP cũng bị làm giả nhằm đẩy giá đất lên càng cao càng tốt.

Một số nhà đầu tư lướt sóng giai đoạn đầu nhờ đó trúng đậm. Một người chuyên buôn ô tô cũ tại Lê Văn Lương Hà Nội kể rằng, cuối năm 2018 ông mua một mảnh đất thổ cư rộng 100 m2 tại xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng) giá 400 triệu đồng, sang đầu năm 2019 bán đi, thu về 800 triệu đồng, hơn hẳn kinh doanh ô tô.

Tuy nhiên, những người đầu tư ban đầu, sau khi bán hết số đất đã gom với khoản chênh lệch lớn, đã nhanh chóng rút quân, để lại hậu quả cho những người đến sau. Cùng với sự quyết liệt của chính quyền TP. Đà Nẵng, Quảng Nam nhằm chấn chỉnh thị trường bất động sản, cơn sốt đất nhanh chóng hạ nhiệt. Không ít nhà đầu tư nhỏ lẻ, mua vào không kịp xả hàng, giờ đối mặt với thua lỗ, mất vốn, nợ nần.

Rủi ro buôn đất: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ về với gánh nợ to dần - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Cuối 2018 đầu 2019, giá đất nền, đất thổ cư tại Đà Nẵng tăng chóng mặt (ảnh minh họa)

Dài cổ chờ sổ đỏ chung cư: Yêu cầu bêu tên chủ đầu tư vi phạm để dân “né”

Ông Mai Văn Phấn - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết, thực tế thời gian qua, việc tổ chức, triển khai tại các địa phương vẫn còn chậm làm ảnh hưởng lớn tới tâm lý của người mua nhà.

Do vậy, trong thời gian tới, ông Phấn cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung vào một số nhiệm vụ cấp bách nhằm “gỡ” vấn đề này.

Trong đó, sẽ tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra để làm rõ những sai phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan.

“Yêu cầu các địa phương công khai, minh bạch thông tin các chủ đầu tư có vi phạm tại các dự án phát triển nhà ở. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi để người có nhu cầu mua nhà nắm rõ thông tin và quyết định trước khi mua”, ông Phấn nói.

Rủi ro buôn đất: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ về với gánh nợ to dần - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Thời gian qua, nhiều tranh chấp mâu thuẫn giữa chủ đầu tư và cư dân xuất phát từ việc chậm làm sổ đỏ.

Khu vực nào ở TP.HCM giá đất hơn 1 tỷ đồng/m2

Mới đây, tại Hội thảo “Quản lý đất đai và phương hướng sử dụng đất đai hiệu quả trên địa bàn TP.HCM” ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở TN-MT, cho biết giá đất ở TP.HCM đang từ vài triệu tới 1 tỷ đồng/m2.

Tuy nhiên, ông Thắng không cho biết rõ khu vực nào có giá đất 1 tỷ đồng/m2 như ông báo cáo trong hội thảo.

Trao đổi với PV, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM cho biết đó là khu vực trung tâm thuộc các cung đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi và Lê Lợi thuộc quận 1.

Theo ông Châu, khu vực này từng có lần giao dịch thành công và giá khủng khiếp hơn nhiều, chứ không chỉ 1 tỷ đồng/m2. Giao dịch đó là giữa nhà dân với doanh nghiệp, nhưng nó là cá biệt, không phải là giao dịch phổ biến và không đại diện cho giao dịch của thị trường BĐS.

Vụ Cocobay "vỡ trận": Triệu phú "đốt" số tiền khổng lồ tại dự án nói gì?

Trước khi là khách hàng lớn nhất ở dự án Cocobay Đà Nẵng, ông Mai Huy Tân được biết đến với vai trò là ông chủ thương hiệu xúc xích Đức Việt. Hiện, ông Tân làm Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Nhịp cầu Việt - Đức, đồng thời là khách hàng đầu tư lớn nhất vào dự án Cocobay Đà Nẵng.

Mới đây, sau khi Công ty CP Đầu tư phát triển và Xây dựng Thành Đô (Công ty Thành Đô), chủ đầu tư Cocobay Đà Nẵng thông báo chấm dứt trả lợi nhuận cam kết, PV báo Dân trí đã có cuộc trò chuyện với ông Mai Huy Tân.

Vị doanh nhân nhiều tuổi nhấn mạnh: "Cả cuộc đời lao động cho tới lúc 70 tuổi lại bị bội tín khi đầu tư vào Cocobay nên tôi rất buồn, rất sốc!"

Ông Tân cho biết, năm 2016 sau khi bán Công ty xúc xích Đức Việt được khoảng 700 tỷ đồng, nhân viên bán hàng của Công ty Thành Đô (Tập đoàn Emipre) đã đến tận văn phòng Công ty Nhịp cầu Việt - Đức mời ông đầu tư vào Cocobay.

Rủi ro buôn đất: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ về với gánh nợ to dần - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Mai Huy Tân - nhà đầu tư "găm" 600 tỷ đồng vào Cocobay Đà Nẵng. Ảnh: Internet.

Chào bán Condotel bằng miếng mồi lãi suất "khủng": Lo ngại dấu hiệu mô hình Ponzi

Mới đây, trước thông tin dự án Cocobay Đà Nẵng công bố chấm dứt cam kết lợi nhuận 12%/năm trong vòng 8 năm với chủ sở hữu condotel tại dự án, thị trường dấy lên nhiều lo ngại đối với phân khúc condotel vốn đang khá trầm lắng.

Trao đổi với Dân trí, chuyên gia bất động sản Đặng Văn Quang lo ngại, việc hình thành dấu hiệu của mô hình Ponzi trong bất động sản tại một số dự án condotel.

Đặc điểm của mô hình này là việc sử dụng tiền của nhà đầu tư sau để trả lãi cho nhà đầu tư trước do vậy số lượng bán càng về sau càng phải nhiều hơn thời gian trước và mô hình này sẽ sụp đổ khi gặp khó khăn (hoặc không thể) thu hút thêm các nhà đầu tư mới.

“Lượng tiền thu hút được từ các nhà đầu tư dùng để chi trả cho nhà đầu tư trước, chi trả cho các chi phí quảng bá, môi giới (thường là cao một cách đặc biệt), phần còn lại sẽ được dùng đầu tư cho các mục đích khác như tạo lập các loại hình kinh doanh hoặc bất động sản khác... có rủi ro cao, đến mức mà không thể huy động từ ngân hàng - nơi mà có chi phí lãi suất thấp hơn”, ông Quang bày tỏ lo ngại.

Cocobay Đà Nẵng “vỡ trận": Đà Nẵng nói gì việc chuyển đổi sang căn hộ chung cư?

Sở Xây dựng TP Đà Nẵng vừa có thông báo về tình hình đầu tư xây dựng căn hộ khách sạn (condotel) trên địa bàn Đà Nẵng và thông tin liên quan đến dự án khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire (Cocobay) do Công ty CP đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô làm chủ đầu tư.

Về chuyển đổi căn hộ khách sạn thành căn hộ chung cư, ngày 1/2/2019, Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1:500 phân khu quy hoạch số 1 Khu nghỉ dưỡng và nhà ở cao cấp The Empire, có nội dung liên quan đến việc chuyển đổi căn hộ khách sạn (không hình thành đơn vị ở) thành căn hộ chung cư (hình thành đơn vị ở).

Cụ thể, chuyển đổi 1.016 căn hộ khách sạn trong tổng số 1.856 căn hộ khách sạn tại các công trình đang xây dựng thuộc cụm HH3 (Tòa nhà Cổ Cò 1), HH5 (Tòa nhà Cổ Cò 2), HH2 (Tòa nhà Cổ Cò 3) thành căn hộ chung cư.

Rủi ro buôn đất: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ về với gánh nợ to dần - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Cocobay Đà Nẵng - dự án Condotel đầu tiên “vỡ trận” về lợi nhuận cam kết.

Ngân hàng "méo mặt" dù nhận sổ đỏ làm tài sản thế chấp

Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã nhận được phản ánh của một số tổ chức tín dụng về các cơ quan có thẩm quyền thông báo hủy/thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp cho cá nhân, hộ gia đình.

Trong đó, bao gồm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tài sản bảo đảm đã được thế chấp cho khoản vay vì có vi phạm quy định tại Điều 64 Luật đất đai năm 2013, do cơ quan có thẩm quyền cấp không đúng quy định và một số lý do khác.

Việc hủy/thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được sử dụng trong quan hệ thế chấp tại các tổ chức tín dụng đã ảnh hưởng đến quyền xử lý tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng khi khách hàng vi phạm nghĩa vụ trả nợ, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh nợ xấu, nợ quá hạn.

Chủ tịch Vnrea: Lãi suất condotel 12%, ai còn gửi tiết kiệm làm gì?

Đưa ra quan điểm về loại hình bất động sản mới này, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam (Vnrea) cho rằng, bản chất condotel không có gì sai.

Thậm chí theo vị này, hình thức, hoạt động, cách huy động vốn của condotel là tốt trên thị trường bất động sản. “Condotel không có tội tình gì, hình thức hoạt động, huy động vốn không sai nhưng cái không may của Cocobay, một vụ trục trặc của condotel vừa qua là do chọn vị trí cũng như định giá giá lãi cao quá”, ông Nam nhận định.

Ông Nam nói thêm, nếu đầu tư bất động sản condotel mang lại lợi nhuận 8 - 12%/năm mà thực sự không có rủi ro nào thì còn ai gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng để lấy lãi suất 7% nữa?.

Chủ tịch Vnrea cho rằng, việc các doanh nghiệp “chạy đua” lãi suất cao vừa qua chính là cách lôi kéo khách hàng, đánh vào lòng tham và sự kém hiểu biết.

Rủi ro buôn đất: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ về với gánh nợ to dần - 5

Nhấn để phóng to ảnh

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam phát biểu.

Chuyên gia: Né trách nhiệm, “tắc" trong duyệt dự án khiến bất động sản lĩnh đủ

Phát biểu tại diễn đàn, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cũng nhấn mạnh tới những khó khăn về thủ tục hành chính và những sức ép lớn từ chủ trương kiểm soát chặt chẽ hơn việc cấp phép dự án mới khiến nguồn cung thị trường sụt giảm.

“Thủ tướng Chính phủ từng nhắc nhở việc các cơ quan quản lý Nhà nước còn có hiện tượng né trách nhiệm, dẫn đến sự chậm trễ trong việc phê duyệt, triển khai dự án và thu hút đầu tư”, ông Nam nói.

Cũng theo ông Nam, việc cơ quan chức năng chậm phê duyệt cấp phép xây dựng dự án hay tạm dừng dự án đang triển khai để rà soát, kiểm tra… chính là nguyên nhân lớn dẫn đến giảm nguồn cung, kéo theo lượng giao dịch bất động sản cũng giảm.

 Nguyễn Khánh

Rủi ro buôn đất: Ôm bao tải tiền vào Đà Nẵng đánh lớn, ai ngờ về với gánh nợ to dần - 6

Nhấn để phóng to ảnh