Thị trường BĐS quận Hoàng Mai: Khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Điểm nhấn quy hoạch giúp thay đổi diện mạo quận Hoàng Mai
Nằm tại vị trí giao thoa chiến lược giữa vùng Thủ đô và các tỉnh lân cận, quận Hoàng Mai sở hữu nhiều tuyến giao thông trọng yếu như Giải Phóng, Tam Trinh, Lĩnh Nam, trục Vành đai 3, Ngọc Hồi, quốc lộ 1A, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ…tỏa đi các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An… Đây cũng là nơi tập trung hầu hết các tuyến xe buýt, các tuyến xe liên tỉnh và trục đường sắt Bắc Nam giúp cho việc đi lại của người dân vô cùng thuận tiện.
Theo bản đồ quy hoạch giao thông đến năm 2030, Hà Nội sẽ tiếp tục mở rộng các tuyến đường bộ ở khu vực phía Nam. Theo đó, nhiều dự án trọng điểm kết nối qua khu vực Hoàng Mai đã và đang được triển khai mạnh mẽ như đường vành đai 2,5m nối Kim Đồng – Nguyễn Trãi qua khu vực Định Công và giao cắt với Quốc lộ 1A, dự án hầm chui Đầm Hồng – Giáp Bát, dự án đường Tam Trinh mở rộng từ cầu Mai Động đến đường vành đai 3, dự án đường nối Minh Khai – Vĩnh Tuy – Yên Duyên, đường sắt đô thị Yên Viên – Ngọc Hồi, đường vành đai 2, vành đai 3, vành đai 3,5 và mạng lưới kết nối các vành đai này…
Ngoài ra, với việc cấp tập khởi công và đưa vào sử dụng cầu Bắc Linh Đàm nối khu đô thị Bắc Linh Đàm sang đường Kim Giang đã góp phần giảm tải ùn tắc, nâng cao năng lực lưu thông cho các tuyến vành đai 3, đường 70… Dự kiến tháng 10/2020 sẽ thông toàn bộ tuyến đường vành đai 3 dưới thấp đi qua hồ Linh Đàm.
Bên cạnh hạ tầng giao thông được đầu tư phát triển, Hoàng Mai cũng là một trong những quận có hạ tầng Y tế, Giáo dục, Văn hóa xã hội đồng bộ hiện đại bậc nhất Thủ đô. Trong đó bao gồm các bệnh viện lớn tuyến đầu như bệnh viện Bạch Mai, Việt Pháp, Lão Khoa, Thanh Nhàn… các trường đại học Bách khoa, Xây dựng, Kinh tế Quốc dân… Bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm và hệ thống các công viên hồ rộng lớn như Công viên hồ Yên Sở, Linh Đàm, Đầm Đỗi, hồ Định Công… được xem là “Lá phổi xanh” điều hòa không khí và tạo môi trường cảnh quan xanh mát cho toàn khu vực.
Các chuyên gia BĐS đánh giá: với cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh và đang tiếp tục được nâng cấp mở rộng đã góp phần thay đổi diện mạo quận Hoàng Mai, đồng thời là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản tại đây sôi động hơn.
Khan hiếm nguồn cung căn hộ mới
Thực tế vài năm qua, thị trường BĐS quận Hoàng Mai đã đón nhận làn sóng an cư và đầu tư khá mạnh mẽ. Nhiều “Đại gia địa ốc” đổ bộ vào đây với các dự án quy mô lớn, nhiều khu đô thị đang dần hiện hữu và đi vào hoạt động như KĐT Linh Đàm, KĐT Định Công, KĐT Đại Kim, KĐT Gamuda Gardens… tạo thành những cộng đồng cư dân xôm tụ và phát triển.
Nhờ lợi thế kết nối nhanh chóng vào trung tâm Thủ đô và đi các tỉnh, cùng mặt bằng giá còn thấp so với một số khu vực, khiến các dự án bất động sản tại Hoàng Mai luôn thu hút đông đảo người mua và khá đắt hàng. Tuy nhiên cũng có một thực tế là mặc dù Cầu căn hộ tại đây rất lớn nhưng nguồn cung lại đang khan hiếm, nhất là các dự án tầm trung và nhà ở cho người thu nhập thấp.
Quan sát trên thị trường có thể thấy, phân khúc căn hộ tầm giá từ 1-1,5 tỷ khá ít, phần lớn là các dự án cũ đã hết hàng hoặc đang bán ở giai đoạn sau với quỹ căn hạn chế như Tứ Hiệp Plaza, Hateco Hoàng Mai, South Building, Osake Complex, Gelexia Riverside… Với việc xiết chặt tín dụng bất động sản và hạn chế cấp phép mới cho các dự án, thời gian tới nguồn cung căn hộ tại quận Hoàng Mai nói riêng, Hà Nội nói chung được dự báo sẽ giảm mạnh và giá bán có thể tăng lên.
Sắp tới đây chỉ có dự án Phương Đông Green Park tại số 1 Trần Thủ Độ chuẩn bị được mở bán, với quy mô 1.248 căn hộ và mức giá dự kiến từ 1,3 tỷ/căn hứa hẹn sẽ góp phần giải tỏa bớt “cơn khát” căn hộ tại quận Hoàng Mai. Theo đại diện chủ đầu tư cho biết: dự án Phương Đông Green Park được quy hoạch với 2 khối tháp cao 29 tầng, 3 tầng hầm để xe, 3 tầng thương mại dịch vụ và các căn hộ diện tích nhỏ, tối ưu công năng sử dụng rất phù hợp với các gia đình trẻ có mức tài chính vừa phải.
Trường Thịnh