Tiềm năng phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng của Hồ Tràm

Hưởng lợi từ ưu thế du lịch của tỉnh

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong những điểm đến thu hút với khách du lịch trong và ngoài nước tại các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn còn thiếu hụt các khách sạn, khu nghỉ dưỡng trung cao cấp, tích hợp nhiều loại hình tiện ích giải trí để đáp ứng đúng tiềm năng và lợi thế của du lịch địa phương. Theo thống kê của Sở Du lịch tỉnh, tính đến hết tháng 3 vừa qua, toàn tỉnh có khoảng 1.060 cơ sở lưu trú đang hoạt động, trong đó chỉ có 20 khách sạn xếp hạng 4-5 sao. Còn lại là các khách sạn 1-3 sao và các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú nhỏ lẻ.

Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thiếu các siêu dự án, đáp ứng như cầu cầu phân khúc khách hàng cao cấp.

Sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch, Bà Rịa - Vũng Tàu vẫn thiếu các siêu dự án, đáp ứng nhu cầu của phân khúc khách hàng cao cấp.

Theo quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, địa phương sẽ phát triển du lịch chất lượng cao góp phần thực hiện sự chuyển dịch cơ bản cơ cấu kinh tế của tỉnh, đóng góp quan trọng vào phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ và nâng cao vị thế du lịch Việt Nam.

Cụ thể, ngành du lịch tỉnh đặt mục tiêu thu hút 3,53 triệu lượt khách lưu trú trong năm 2019, tăng 14% so với cùng kỳ, với doanh thu dự kiến 16.520 tỷ đồng. Phấn đấu đến năm 2025, địa phương đón khoảng 8,6 triệu lượt khách (trong đó khách quốc tế đạt 1,4 triệu lượt), tốc độ tăng trưởng trung bình là 11-13% mỗi năm.

Chiến lược phát triển du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu có sự hỗ trợ lớn từ hệ thống hạ tầng giao thông kết nối. Theo quy hoạch xây dựng vùng TP HCM đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bà Rịa Vũng Tàu hưởng lợi nhờ mạng lưới cao tốc sẽ xây dựng đồng bộ.

Trong đó, tuyến cao tốc Bến Lức - Long Thành chuẩn bị đưa vào sử dụng sẽ kết nối toàn khu vực miền Tây với Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu một cách dễ dàng. Ngoài ra, còn có các dự án như xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu dài 75km trị giá 25.000 tỷ đồng giúp kết nối địa phương với sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai, đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, đường cao tốc Xuyên Á, sân bay lưỡng dụng Hồ Tràm, đường hầm xuyên biển nối Cần Giờ - Vũng Tàu...

Thu hút các dự án quy mô lớn

Ưu thế nhiều mặt của Bà Rịa - Vũng Tàu đang thúc đẩy bất động sản du lịch nơi đây phát triển. Hiện nay, tỉnh xác định 4 loại hình du lịch cần tập trung phát triển là du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch hội nghị hội thảo (MICE), du lịch sinh thái chất lượng cao và du lịch lịch sử tâm linh. Trong đó, địa phương ưu tiên kêu gọi các nhà đầu tư có thương hiệu, đẳng cấp quốc tế, và thu hút các sản phẩm du lịch mới để đầu tư các dự án du lịch chất lượng cao, thu hút dòng khách cao cấp. 

Khu vực Hồ Tràm - nơi sở hữu 30km đường ven biển - đang trở thành một trong những tâm điểm thu hút các dự án du lịch nghỉ dưỡng, kể cả các dự án có quy mô hàng tỷ USD.

Gần đây, Novaland - tập đoàn lớn trong lĩnh vực phát triển bất động sản, cũng đã công bố ra mắt tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng giải trí NovaWorld Hồ Tràm tại đây. Có quy mô khoảng 1.000ha, chia làm 10 giai đoạn, dự án gồm những tổ hợp tiện ích nghỉ dưỡng giải trí cao cấp, đóng góp thêm sản phẩm du lịch cao cấp cho tỉnh.

Phối cảnh mẫu second home theo phong cách nhiệt đới

Phối cảnh mẫu second home theo phong cách nhiệt đới của NovaWorld Hồ Tràm.

Giai đoạn một sẽ có quy mô gần 100ha, khai thác thế mạnh của thiên nhiên Hồ Tràm nguyên sơ, kết hợp hài hòa giữa địa thế rừng và biển liền kề, nhằm tạo nên không gian trải nghiệm mới lạ, đặc sắc cho khách du lịch. NovaWorld Hồ Tràm cung cấp các sản phẩm biệt thự nghỉ dưỡng, nhà phố nghỉ dưỡng (second home) theo phong cách nhiệt đới phóng khoáng.

Lộc An