Trẻ đứng tên mua các căn hộ đắt tiền giúp cha mẹ né thuế
Không có nhiều sinh viên đại học 24 tuổi được sống trong một căn hộ xa xỉ trị giá 1,2 triệu đô la Singapore (875.000 đô la Mỹ). Đặc biệt không phải ở Singapore, một trong những thị trường bất động sản đắt nhất thế giới.
Shawn, có căn hộ penthouse ở Singapore, nằm ở khu vực trung tâm thành phố Bukit Timah được mẹ anh trả tiền hoàn toàn, là một trong số ít những đứa trẻ may mắn đó. Nhưng số lượng những những người như anh đang ngày càng tăng lên, khi các gia đình giàu có tìm cách né thuế bằng cách mua các căn hộ xa hoa cho con cái họ.
Theo dữ liệu của các đại lý bất động sản Singapore, họ đã thấy một sự gia tăng đáng chú ý trong số lượng các căn hộ được mua bởi các gia đình giàu có để cho con cái họ ở, kể từ khi thuế tài sản mới ở Singapore có hiệu lực vào tháng 7 năm 2018. Mức thuế bổ sung phải đóng của người mua bất động sản, hiện được áp dụng là 12% cho ngôi nhà thứ hai và 15% cho ngôi nhà thứ ba và tiếp tục gia tăng.
“Dữ liệu của chúng tôi cho thấy có ngày càng nhiều những người mua nhà trẻ tuổi hơn bước chân vào thị trường”, Theo Christine Sun, người đứng đầu phòng nghiên cứu và tư vấn tại OrangeTee & Tie Pte. Cô cũng cho biết nhiều người Singapore coi việc tích lũy những bất động sản là khoản đầu tư có lời.
Những căn hộ cao cấp
Dữ liệu được công bố vào tuần trước từ Cơ quan Tái phát triển đô thị Singapore, cho thấy giá nhà tư nhân đã tăng lần đầu tiên kể từ khi luật giới hạn nhà ở được đưa ra. Giá trị của những căn nhà nhà đã tăng 1,5% trong ba tháng tính đến ngày 30 tháng 6, do doanh số bán căn hộ cao cấp tăng.
Và cha mẹ là những người dẫn đầu trong việc “săn nhà”
Alan Cheong, giám đốc điều hành nghiên cứu và tư vấn tại Savills (Singapore) cho biết, tỷ lệ thuế nhà ở cao đã khiến các bậc cha mẹ phải mua nhà một cách gián tiếp. Nhiều cha mẹ giàu có đã cho con cái mình tiền để mua những căn nhà riêng của mình, mà thực chất đó là một khoản đầu tư của cha mẹ.
Nhưng việc này chỉ đúng luật nếu nếu đứa trẻ đủ tuổi để sở hữu bất động sản.
“Nếu họ chưa đủ tuổi vị thành niên, hoặc dưới 21 tuổi”, Cheong nói rằng “có một cách mà các gia đình cũng có thể sử dụng, đó là thiết lập một tài khoản ủy thác đứng tên con của họ, và cho phép cha mẹ giữ tài sản hộ con cái”
Ủy thác tài sản
Edmund Leow, một đối tác cao cấp tại Dentons Rodyk & Davidson LLP cho biết, “Với việc ủy thác, cha mẹ có thể giữ một tài sản cho đứa con nhỏ của họ. Tuy nhiên, tài sản thuộc về đứa trẻ chứ không thuộc về cha mẹ”
Đó là một hướng đi tốt, những cũng là hướng đi tốn kém.
Nicholas Mak, người đứng đầu việ nghiên cứu tại APAC Realty, Singapore, cho biết “để lập ủy thác, các chi phí liên quan thường khá cao và đó chỉ là một lựa chọn khả thi cho những gia đình giàu có nhất ở Singapore”, ông nói.
Và pháp luật của Singapore cũng đã quy định rõ ràng dựa trên số tài sản thuộc về đứa bé. Ví dụ, bất kỳ thu nhập cho thuê, hoặc tiền lãi bán căn nhà, sẽ thuộc về đứa trẻ, chứ không phải là cha mẹ, những người đã giữ bất động sản hộ chúng.
Đối với những sinh viên như Shawn. Trừ khi anh ta bán đi căn hộ áp mái mà cha mẹ đã tặng cho anh, bất kỳ giao dịch mua bất động sản nào trong tương lai của anh sẽ được tính là ngôi nhà thứ hai và anh vẫn phải chịu thuế.
“Chắc chắn không có nhiều người sở hữu căn hộ đẹp như này ở Singapore ở độ tuổi của tôi và tôi đánh giá cao sự thật rằng tôi có nhà riêng của mình”, anh ấy nói, khi ngồi trong phòng khách với những đồ gốm sứ thủ công tinh xảo từ Thụy Điển, Nhật Bản và Thái Lan. “Tôi có một số đặc quyền và tôi biết rất nhiều người không thể có”
Thùy Dung
Theo Bloomberg