Từ chối mua đất, khách hàng bị môi giới mạo danh công an "quấy nhiễu"

Từ chối mua đất, khách hàng bị nhân viên bất động sản "khủng bố"

Theo trình bày, cuối tháng 5/2020, chị H. (trú ở xã Nghi Đức, TP Vinh) lên mạng xã hội và thấy một bài đăng bán đất của công ty Viethome nên liên hệ để xem. Sau khi trực tiếp đến xem đất, do không ưng ý nên chị H. không mua.

Một tuần sau, Trần Thị Giang - nhân viên của Công ty TNHH Truyền thông Viethome điện thoại hỏi chị H. có còn nhu cầu mua đất không và giới thiệu cho chị một lô khác và dẫn đi xem đất, ra giá 650 triệu đồng. 

Từ chối mua đất, khách hàng bị môi giới mạo danh công an quấy nhiễu - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Trần Thị Giang - nhân viên của Công ty TNHH Truyền thông Viethome tại cơ quan công an.

Tham khảo giá trên thị trường bất động sản, vợ chồng chị H. thấy giá rẻ hơn nên quyết định không mua qua công ty Viethome mà mua của sàn giao dịch  khác.

Kể từ đó, gia đình chị H. liên tục nhận được điện thoại "khủng bố tinh thần" của nhóm người thuộc Công ty TNHH Truyền thông Viethome. Nhóm người này nhiều lần kéo đến nhà, lên tận nơi làm việc của chị H. để đe dọa. Thậm chí, nhóm này còn đến từng nhà hàng xóm, mạo danh công an để tung tin gia đình chị H. có nhiều sai phạm, công an đang đi tìm hiểu thông tin, điều tra. 

Để kệ bất động sản “chết", không cần cứu: Giá nhà liệu có chịu giảm?

Trao đổi với Dân trí về việc liệu “không cần cứu, để bất động sản chết” có giúp giá nhà hạ xuống, ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nói:

Giá cả theo quy luật cung cầu. Nếu nhà ít cầu cao thì giá sẽ cao. Ngược lại nhà nhiều, dư thừa, nhu cầu không có mấy tự nhiên giá sẽ giảm.

Chúng tôi cũng không xin “cứu", “giải cứu” gì cả. Đây là kiến nghị hỗ trợ, tháo gỡ, để nhà nước điều chỉnh thị trường và tạo điều kiện cho nó phát triển.

Đang lúc thị trường khó khăn, vướng mắc thì cần có giải pháp hỗ trợ cho nó phát triển lên. Nếu không tháo gỡ, không giúp nó phát triển thì không có hàng để bán. Số lượng dự án càng ít, càng khan hiếm thì giá càng đắt lên, chứ sao có chuyện bỏ mặc nó mà giá nhà rẻ đi được.

Từ chối mua đất, khách hàng bị môi giới mạo danh công an quấy nhiễu - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam.

 Sắp có loạt cơ chế ưu đãi nhà ở thương mại giá bán dưới 20 triệu đồng/m2

Thông tin trên được ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho biết tại hội thảo “Giải pháp phục hồi thị trường bất động sản hậu Covid-19” diễn ra ngày 12/6.

Cụ thể theo ông Sinh, trong thời gian tới Chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết khuyến khích nhà ở thương mại giá thấp.

Hiện dự thảo này đang được nghiên cứu, xây dựng nhằm khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để bán với tiêu chuẩn thiết kế căn hộ khép kín, có diện tích sử dụng dưới 70m2 có giá bán không quá 20 triệu đồng/m2, tối đa không vượt quá 1,5 tỷ đồng/căn (bao gồm cả VAT).

Theo ông Sinh, nhóm cơ chế chính sách ưu đãi sẽ tập trung giúp hạ giá thành dự án bằng nhiều giải pháp, chẳng hạn như: giảm 50% tiền sử dụng đất phải nộp, bố trí 500 tỷ đồng trong tổng nguồn vốn 2.000 tỷ đồng cấp cho 4 ngân hàng thương mại để cấp bù lãi suất cho vay, được cung cấp miễn phí thiết kế mẫu, thiết kế điển hình nhà ở thương mại giá rẻ do cơ quan có thẩm quyền ban hành...

Từ chối mua đất, khách hàng bị môi giới mạo danh công an quấy nhiễu - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Ông Nguyễn Văn Sinh, Thứ trưởng Bộ Xây dựng phát biểu tại hội thảo.

Cách nào kiểm soát chặt nước ngoài "thâu tóm" đất đai?

Văn phòng Chính phủ đã có Văn bản yêu cầu các Bộ liên quan và TP Đà Nẵng tổng hợp nội dung phản ánh tại bài viết: "Người nước ngoài “lách luật” sở hữu đất tại Việt Nam : Chính sách đi sau thực tiễn".

Thực tế, tình trạng người nước ngoài lách luật, sở hữu những lô đất trọng yếu tồn tại nhiều năm và không ít lần được đưa ra xem xét nhưng đến nay các cơ quan chức năng vẫn "bó tay" vì luật cho phép.

Rất tiếc, đang lúc đất đai nóng lên gắn với bảo vệ đất nước mà Bộ TN&MT lại xin lùi thời hạn sửa Luật Đất đai thêm một năm nữa. Theo nghị quyết của UB Thường vụ Quốc hội thì Chính phủ phải trình Dự án Sửa đổi Luật Đất đai tại Kỳ họp đầu năm 2020 và Quốc hội thông qua vào cuối năm 2020. Theo kế hoạch như vậy, chúng ta đủ thời gian để khép kín các kẽ hở của pháp luật đất đai nhằm bảo vệ đất nước.

Nội chiến ở "trùm" xây dựng Coteccons: Thêm cổ đông muốn “lật đổ” chủ tịch

Ông Nguyễn Sỹ Công - Tổng giám đốc Coteccons cho biết, THE8TH Pte. Ltd. là một công ty mới được thành lập vào 06/2019 tại Singapore.

Tuy nhiên, chỉ sau đó 2 tháng, THE8TH đã bỏ ra một số tiền rất lớn để sở hữu 10,42% cổ phần Coteccons (tương đương 8,256 triệu cổ phiếu CTD - nắm 10,82% tỷ lệ có quyền biểu quyết) nhưng không có bất cứ một cuộc tiếp xúc nào trước đó với HĐQT và Ban điều hành để tìm hiểu về hoạt động cũng như chiến lược kinh doanh của Công ty.

Cũng theo ông Công, vào ngày 19/08/2019, sau ít ngày mua cổ phiếu CTD, THE8TH đã cùng Kusto gửi văn bản chất vấn HĐQT và BKS Công ty.

“Càng nghi vấn hơn, đây cũng là thời điểm nhóm cổ đông Kusto liên tục có những hành động gây hấn mang tính chất thù địch, đỉnh điểm là yêu cầu triệu tập ĐHĐCĐ bất thường vào ngày 15/10/2019 (của cổ đông công ty TNHH MTV Kinh doanh và Đầu tư Thành Công) và ngày 18/10/2019 (của cổ đông Kustocem Pte. Ltd.)”, Tổng giám đốc Coteccons cho biết. 

Nguyễn Khánh (Tổng hợp)