Xuất hiện "làn sóng" trả mặt bằng ở phố quần áo sầm uất bậc nhất Hà Nội

Xuất hiện làn sóng trả mặt bằng ở phố quần áo sầm uất bậc nhất Hà Nội - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiều hàng quán đóng cửa, trả mặt bằng ở phố Chùa Bộc. Ảnh: N.Mạnh

La liệt shop hàng đóng cửa, trả mặt bằng ở con phố sầm uất bậc nhất Hà Nội

Sự bùng phát của đại dịch Covid-19 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu mua sắm giảm. Tâm lý hạn chế tiếp xúc người lạ, đến nơi đông người và nỗi lo về suy thoái kinh tế khiến người dân “ngại” chi tiền.

Hoạt động kinh doanh nhiều quán xá, cửa hàng tại Hà Nội vì thế gặp khó khăn, một “làn sóng” trả mặt bằng xuất hiện trên những con phố vốn sôi động, đắt đỏ bậc nhất.

Ở những con phố này, tại thời điểm bình thường khi chưa có “đại dịch” xảy ra, hiếm hoi lắm người ta mới có thể thuê được mặt bằng vị trí tốt.

Theo ghi nhận của PV, chỉ một đoạn đường ngắn cỡ độ trăm mét nhưng có tới cả chục cửa hàng treo biển “cho thuê, chuyển nhượng mặt bằng” trên phố Chùa Bộc.

Bất động sản trước cú sốc Covid-19: Phân khúc nào chịu “sóng gió” nhất?

Trong báo cáo vừa được phát hành với chủ đề “Thị trường bất động sản trước cú sốc Covid-19” , JLL dự báo về kịch bản phục hồi an toàn, tăng trưởng chậm và có thể kéo dài trước tác động của Covid-19.

Theo dự báo của JLL, hoạt động đầu tư có thể sẽ chậm lại trong nửa đầu năm 2020 do các nhà đầu tư do dự trước tình hình bất ổn, trong đó lĩnh vực bán lẻ và khách sạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

“Các nhà đầu tư sẽ nghiêng về tài sản trú ẩn an toàn, cân nhắc về rủi ro như ổn định thu nhập và khả năng vận hành. Trong những sự kiện biến động về kinh tế tương tự, các nhà đầu tư có xu hướng phân bổ vốn vào bất động sản nhiều hơn theo thời gian, nhờ biên lợi nhuận tương đối hấp dẫn so với các loại tài sản khác”, JLL cho hay.

Thị trường bất động sản "lâm nguy" vì đại dịch: Đề xuất cách "giải cứu"

Theo ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch HoREA, dịch Covid-19 đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội và tác động rất nghiêm trọng đến nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế thế giới đứng trước nguy cơ rơi vào khủng hoảng, tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam, trong đó có thị trường bất động sản.

Chủ tịch HoREA dẫn chứng, nhiều tuần trở lại đây, loạt cổ phiếu bất động sản bị giảm sàn, nằm sàn. Tất cả các doanh nghiệp bất động sản đều bị tác động rõ rệt, các sự kiện đông người như quảng bá tiếp thị (PR), bán hàng đều bị hủy bỏ. 

Theo vị này, thị trường bất động sản đã phải đương đầu với nhiều khó khăn trong 02 năm qua, nay lại rơi vào tình thế “khó chồng khó”. 

Do vậy, lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã đề xuất với Thủ tướng Chính phủ một số kiến nghị nhằm “cứu nguy" cho thị trường…

Xuất hiện làn sóng trả mặt bằng ở phố quần áo sầm uất bậc nhất Hà Nội - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Hình minh hoạ.

Đại gia “bốc hơi” 600 tỷ đồng vì dịch, doanh nghiệp địa ốc thi nhau phá sản

Vật lộn trước khó khăn từ tác động của Covid-19, một doanh nghiệp bất động sản có quy mô lớn có trụ sở ở Hà Nội ước tính “bốc hơi” khoảng 600 tỷ đồng trong 3 tháng, tính từ thời điểm đầu năm nay.

Ngoài kinh doanh bất động sản phân khúc nhà ở, doanh nghiệp này “điêu đứng” khi lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn bị đóng băng khi là chủ hệ thống khách sạn lớn có mặt tại nhiều tỉnh thành.

Doanh thu sụt giảm lớn, trong khi chi phí duy trì hoạt động kinh doanh vẫn phải “đều đều” đang vắt kiệt sức doanh nghiệp.

Ông chủ tập đoàn này cho biết, 600 tỷ đồng là cho các chi phí duy trì, vận hành, nhân sự, điện nước và khoản đặt cọc booking phải hoàn trả lại cho các đại lý và khách vì lý do bất khả kháng...

Không thể phủ nhận, Covid -19 đã và đang tạo ra những mảng tối cho bất động sản. Trong đó, tác động mà Covid-19 rõ nhất tới bất động sản, đó là ở phân khúc bất động sản du lịch.

Nghịch lý căn hộ nhỏ, tưởng rẻ hoá đắt, nghèo vẫn thiệt

Anh Nguyễn Minh Hoàng (Hoàng Mai, Hà Nội) đang có nhu cầu mua căn hộ . Sau khi khảo sát tại một số dự án, anh Hoàng băn khoăn khi hầu hết các căn hộ anh hỏi mua có diện tích phù hợp đều có giá trên mét vuông cao hơn so với các căn 2-3 phòng ngủ.

Đơn cử, căn hộ 1 phòng ngủ 45m2 được chủ đầu tư rao bán lên tới 40 triệu đồng/m2, Trong khi đó, căn 2-3 phòng ngủ, giá chỉ khoảng 35 triệu đồng/m2. “Với mức giá của chủ đầu tư như vậy, những người mua căn nhỏ sẽ bị thiệt thòi”, anh Hoàng cho hay.

Khảo sát thực tế cho thấy, các căn hộ có diện tích nhỏ có mức giá trung bình cao hơn khoảng 5-10 triệu đồng/m2. Thậm chí, những căn hộ nhỏ có hiện tượng cháy hàng, hoặc bán chênh lên tới hàng trăm triệu đồng. Không chỉ ở phân khúc căn hộ bình dân giá rẻ mà ngay cả các dự án chung cư cao cấp, căn hộ nhỏ đều khá cao.

Xuất hiện làn sóng trả mặt bằng ở phố quần áo sầm uất bậc nhất Hà Nội - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Nhu cầu căn hộ nhỏ rất lớn.

Nguyễn Khánh (Tổng hợp)